Cũng giống như những loại máy lạnh khác, máy lạnh tủ đứng (hay còn gọi là máy lạnh đứng) sau một thời gian sử dụng sẽ bị bám bụi nên cần phải thực hiện việc vệ sinh máy lạnh tủ đứng để không làm mất tính thẩm mỹ, giảm độ bền và khả năng làm mát của máy.
Tuy nhiên bạn đã biết cách vệ sinh máy lạnh đứng sao cho đúng và an toàn chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết sau của Thanh Hải Châu nhé.
» Xem thêm bài viết: Một số thông tin cơ bản cần biết về máy lạnh tủ đứng
1. Khi nào cần vệ sinh máy lạnh tủ đứng?
Tùy vào môi trường xung quanh và tần suất sử dụng máy lạnh tủ đứng nhiều hay ít sẽ có thời gian vệ sinh khác nhau.
- Máy lạnh đứng sử dụng trong gia đình thì thời gian phù hợp để vệ sinh là 4 - 6 tháng/lần.
- Với các công ty, nhà hàng, khách sạn,... thì nên vệ sinh máy lạnh trong khoảng 2 - 3 tháng/lần.
- Tại các cơ sở, xí nghiệp sản xuất,... có tần suất sử dụng thường xuyên và môi trường bám nhiều bụi bẩn, bạn nên vệ sinh 1 tháng/lần.
Tóm lại, máy lạnh tủ đứng được đặt trong môi trường càng nhiều bụi bẩn, được sử dụng thường xuyên thì tần suất làm vệ sinh cần thường xuyên hơn để duy trì hiệu quả hoạt động cho máy.
2. Cách vệ sinh máy lạnh đứng đúng cách
♦ Lau chùi mặt nạ dàn lạnh
Mặt nạ dàn lạnh là phần vỏ bao bọc bên ngoài cùng nên rất dễ bám bụi bẩn và nhanh bẩn nhưng lại vệ sinh rất dễ dàng và không gặp quá nhiều khó khăn, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Đầu tiên tháo mặt nạ dàn lạnh, sau đó sử dụng miếng bọt biển nhỏ thấm đẫm nước rửa chén và lau nhẹ nhàng mặt nạ để tránh làm vỡ nứt. Bước này cần thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ để không làm ảnh hưởng đến ống đồng và các dây dẫn của máy.
- Bước 2: Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ mặt nạ dàn lạnh, bạn sử dụng một miếng khăn khô mềm sạch lau chùi lại một lần nữa để thấm hết nước còn lại. Bạn tuyệt đối không được phơi mặt nạ máy dưới ánh nắng mặt trời để tránh làm ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị.
♦ Vệ sinh lưới lọc không khí dàn lạnh
Lưới lọc không khí của dàn lạnh bám nhiều bụi bẩn làm ảnh hưởng không tốt đến khả năng lọc sạch không khí và sức khỏe người dùng, đây cũng là lý do bạn nên vệ sinh thật sạch sẽ lưới lọc không khí, định kỳ 1 tháng/lần để đảm bảo an toàn, giúp duy trì hiệu quả làm lạnh mà còn đảm chất lượng không khí trong phòng.
Bạn có thể tháo tấm lưới lọc ra vệ sinh sạch sẽ rồi gắn trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên đa số tấm lưới lọc của máy lạnh đứng thường làm bằng ni lông nên bạn không được dùng nước có nhiệt độ cao để vệ sinh cho bộ phận này bởi nó rất dễ biến dạng. Sau khi đã vệ sinh sạch sẽ lưới lọc không khí, bạn chỉ cần lắp đặt lại vị trí ban đầu là hoàn thành.
♦ Xịt rửa cho dàn lạnh
Trước khi xịt rửa dàn lạnh, bạn cần đảm bảo máy lạnh đứng đã được ngắt điện hoàn toàn để giữ an toàn trong suốt quá trình vệ sinh.
- Bước 1: Bạn hãy sử dụng một túi ni lông để bao bọc cẩn thận phần bo mạch của máy, để nước không bị bắn vào và tránh hư hỏng và chập cháy dàn lạnh.
- Bước 2: Dùng vòi xịt nước có áp lực lớn để làm sạch toàn bộ bụi bẩn bám trên các khe kim loại trên dàn lạnh, tuyệt đối không xịt vào các bộ phận khác để tránh hư hỏng máy.
♦ Xịt rửa cho dàn nóng
Để vệ sinh cho dàn nóng bạn cũng sử dụng vòi nước hoặc bình xịt nước có áp lực mạnh để xịt thẳng vào các lá kim loại. Khi vệ sinh, bạn cần chú ý đến dàn nóng, tránh để dàn nóng bị biến dạng và móp méo.
Chẳng may trong lúc vệ sinh bạn làm biến dạng các lá kim loại thì hãy dùng vật mỏng đầu nhọn vuốt theo chiều dọc để thẳng lại, thao tác này cần phải thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm thủng các ống môi chất xuyên trong các lá kim loại.
» Xem thêm bài viết: Điều hòa tủ đứng có dàn nóng không? Dàn nóng đặt ở đâu?
♦ Khởi động lại và kiểm tra máy
Sau khi hoàn tất các bước vệ sinh máy lạnh tủ đứng trên, bạn cần để máy thật khô ráo, tuyệt đối không được để thiết bị còn đọng nước mà lại bật lên thì rất dễ gây cháy nổ. Sau đó khởi động lại và kiểm tra xem máy có hoạt động bình thường hay chưa.
3. Một số lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tủ đứng
Để quá trình vệ sinh máy lạnh tủ đứng diễn ra hiệu quả, nhanh chóng và an toàn, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Trước khi tiến hành vệ sinh bạn phải đảm bảo thiết bị được ngắt kết nối điện hoàn toàn.
- Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ để tháo lắp, làm vệ sinh cho máy lạnh đứng như: tua vít, bơm tăng áp, khăn mềm, đồng hồ + dây nạp gas,...
- Không được để nước dính vào mạch điện vì điều này sẽ gây chập cháy, hỏng hóc thiết bị.
- Không được sử dụng hóa chất tẩy mạnh để vệ sinh cho máy. Sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh, không sử dụng nước sông, ao, hồ,... để tránh các tạp chất trong nước bám trở lại máy.
- Cách vệ sinh máy lạnh đứng không quá phức tạp tuy nhiên đòi hỏi người thực hiện phải cho chuyên môn và kỹ thuật nên để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến dịch vụ vệ sinh máy lạnh uy tín của Thanh Hải Châu qua số hotline 0911260247 (Mr. Luân) để được hỗ trợ nhé.
» Xem thêm bài viết: Cách sử dụng máy lạnh tủ đứng hiệu quả và tiết kiệm điện nhất
CÔNG TY TNHH ĐIỆN LẠNH THANH HẢI CHÂU
• Địa chỉ : 109/13A Huỳnh Thị Hai, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP HCM
• Email báo giá : infothanhhaichau@gmail.com
• Hotline kỹ thuật : 0911260247 Mr Luân
• Phòng bán hàng : 02822120566 – 0901432183
• Website công ty : https://thanhhaichau.com/
• Facebook : https://www.facebook.com/ctydienlanhthanhhaichau
Nguồn tin: https://thanhhaichau.com/thong-tin-cong-nghe/huong-dan-ve-sinh-may-lanh-tu-dung-dung-cach-va-sach