Với tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện. Ngoài ra còn có một số sông, suối lớn có thể nuôi cá sông đà, với chiều dài trên 80 km là tiềm năng lớn để phát triển nuôi cá lồng.
Được coi là kho tàng quý báu về thuỷ sinh vật và nguồn lợi thuỷ sản của vùng Tây Bắc bởi sự đa dạng của các loài ca song da, có 88 loài cá bản địa, chiếm 93,6%; 6 loài cá di nhập, chiếm 6,4% và 12 loài có trong Sách đỏ Việt Nam 2007, chiếm 12,8%.
Hiện tại, tỉnh ủy về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 – 2020, đã đưa số lồng nuôi cá phát triển lên 4.673 lồng. Nguồn vốn từ ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 2.602 lồng nuôi cá với số tiền 30,895 tỷ đồng, tương ứng 1.702 hộ dân vùng hồ sông Đà được hưởng lợi.
Phát triển chủ yếu là các loại cá đặc sản như: chiên, lăng chấm, lăng vàng, nheo Mỹ, diêu hồng, trắm đen, bỗng, tầm, trắm cỏ, rô phi, chép... Với tiềm năng, thế mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản, hiện đã có chuỗi cá sông Đà nổi tiếng với nhiều loại đặc sản được thị trường ưa chuộng. Hiện có hơn 20 doanh nghiệp, HTX phát triển chuỗi liên kết mang lại hiệu quả cao. đã giúp người tiêu dùng được tiếp cận sản phẩm chất lượng từ cá sông đà.
Mặc dù đạt được kết quả đáng kể, song trên thực tế, diện tích nuôi thủy sản của tỉnh còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Từ thực tế này, Chi cục Thủy sản có kế hoạch xây dựng cơ cấu con giống hợp lý, đa dạng các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Cùng với giống bản địa, truyền thống, sẽ tích cực đưa các giống mới, có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của địa phương để nâng cao năng suất sản lượng và giá trị sản phẩm. Và sẽ tiếp tục mở rộng vùng nuôi trồng tập trung đảm bảo các tiêu chuẩn ATVSTP. Chú trọng chứng nhận lồng nuôi cá đủ điều kiện ATTP, VietGAP